Tiểu sử Trường THPT Phạm Kiệt

Tháng 12/2009, phân hiệu Ba Vì của trường THPT Ba Tơ được hình thành mới, trường vinh danh lấy tên của trung tướng Phạm Kiệt, người chỉ huy dội du kích Ba Tơ.  Và từ ngày đó đến nay trường vẫn mang tên trường THPT Phạm Kiệt.
             
Ảnh trường THPT Phạm Kiệt

    Phạm Kiệt tên thật là Phạm Quang Khanh (1910-1975), quê ở xã An Phú, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; là đại biểu QUốc hội VN các khóa III, IV; Ông đã lãnh đạo, xây dựng và là đội trưởng đầu tiên đội du kích Ba Tơ; tham gia lãnh đạo khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945). Tháng 8 năm 1945, ông là Ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa và lãnh đạo giành chính quyền ở tỉnh Quảng Ngãi.









Ảnh chân dung trung tướng Phạm Kiệt

Năm 2010 Trường THPT Phạm Kiệt được hình thành trên cơ sở Phân hiệu của Trường THPT Ba Tơ đặt tại Xã Ba Vì năm 2004. Lúc đó có 6 lớp với 230 học sinh, trong đó có 2 lớp 10; 2 lớp 11; 2 lớp 12. Hiện giờ, có khoảng 340 hoc sinh, 21 giáo viên, có 3 dãy trường (1 dãy trường học, 1 dãy trường hiệu bộ, 1 dày trường thực hành), có 9 lớp (4 lớp 10, 3 lớp 11, 2 lớp 12). 


Ảnh quyết định thành lập trường

Để đảm bảo yêu cầu dạy học, trong những năm qua, Trường THPT Ba Tơ thường xuyên phải cắt cử lãnh đạo trực để quản lí và phân công giáo viên đến tại điểm trường này để giảng dạy. Vì thế, hằng ngày có thầy cô giáo phải đi lại trên 40 Km trong điều kiện đường rừng núi rất khó khăn.


                                             
                              Video lễ công bố thành lập trường THPT Phạm Kiệt

   Trường nằm ở phía tây nam Quảng Ngãi.Thuộc xã Ba Vì - huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều nơi, học sinh phải đến trường rất khó khăn hoặc đi bộ hàng chục cây số qua những con đường đất mưa lầy, nắng bụi, đồi núi.

    

                                         Vị trí của trường trên bản đồ

 Ở vùng xa của tỉnh. Địa bàn rộng, các điểm lẻ cách xa điểm trung tâm, học sinh phân tán... nên khá vất vả trong huy động học sinh đến trường.
 Tổng số học sinh của trường đầu năm 345 hs, chia thành 10 lớp. Trong đó
+Khối 10: 145 học sinh, biên chế thành 4 lớp. +Khối 11: 125 học sinh, biên chế thành 3 lớp. +Khối 12: 75 học sinh, biên chế thành 3 lớp. Tất cả các lớp học một ca buổi sáng; buổi chiều học thể dục, nghề phổ thông và các hoạt động ngoại khoá khác

Ảnh phòng thực hành tin học của trường

2.Đội ngũ CBQL, GV, CNV. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biên chế: 14 người. Trong đó: CBQL:02, nhân viên: 02, giáo viên 10. Chia ra: Toán-Tin: 02, Ngữ văn: 01, Tiếng Anh: 01, Sinh-Công nghệ (NN): 01, Hoá: 02, Lý - KT:01, Sử- GDCD: 01, TD-QPAN: 01; Hợp đồng: 01 kế toán, 01 y tế, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ, 01 GV Sử, 02 GV Văn, 01 GV Lý, 01 GV Anh.

Nhà trường có 02 tổ chuyên môn gồm Tổ tự nhiên (GV Toán, Lý, hóa, sinh, CN), Tổ xã hội (môn còn lại); 01 hành chính văn phòng.

3.Các điều kiện Cơ sở vật chất. - Phòng học: có 10 phòng học cho 10 lớp học một ca sáng. - Phòng thiết bị: có 03 phòng gồm 01 Lý, 01 Hóa Sinh, 01 Thiết bị dùng chung (TD,Toán, Sử, Địa...) - Phòng Vi tính: có 01 phòng với hơn 35 máy, 10 máy được cấp đầu năm 2015 - Phòng dạy tương tác: có 01 phòng được trang bị bảng tương tác năm 2013 - Phòng nghe nhìn:có 01 phòng, trường có 03 máy chiếu (1 máy mới mua 2015) - Bàn ghế học sinh và giáo viên: Bàn ghế đủ cho học sinh học và GV sử dụng. - So với yêu cầu trường chưa có phòng học ngoại ngữ, phòng truyền thống, nhà tập đa năng, sân chơi bãi tập cho học sinh không đảm bảo trong mùa mưa.



             


                Ngày Khai Giảng


Trường ra đời, sẽ đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc, thuộc các xã Ba Vì, Ba Xa, Ba Tiêu, Ba Tô, Ba Ngạc và một số xã lân cận khác, trong đó có xã giáp ranh với tỉnh Kon Tum và tỉnh Bình Định.

0 Comments:

Đăng nhận xét